CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành theo Quyết định số: 1013/QĐ -GĐ ngày 14/5/2019
của Giám đốc Trung tâm Dạy nghề thanh niên Quảng Nam)
Tên nghề: May công nghiệp
Trình độ đào tạo: Sơ cấp
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn
Số lượng môn học, môn học đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp bâc 1
I. Mục tiêu đào tạo:
1. Kiến thức:
- Trình bày được kiến thức các môn cơ sở như: Vật liệu may, An toàn lao động, Vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề may công nghiệp.
- Hiểu được tính chất cơ bản của một số nguyên vật liệu sản xuất ra các sản phẩm may.
- Biết được nguyên lý vận hành đảm bảo an toàn, tính năng, tác dụng và bảo quản một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may công nghiệp.
- Nắm được phương pháp may chi tiết và lắp ráp các chi tiết trên sản phẩm may thông dụng; kiểm tra được sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu may công nghiệp.
`- Hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của lao động nghề may công nghiệp về an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
`- Nắm được kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phụ trợ trên trên dây chuyền may công nghiệp như máy may 1 kim; máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ; máy cuốn ống; máy thùa khuyết; máy đính cúc.
- Vận hành thiết bị an toàn và đúng quy trình kỹ thuật để thực hiện may các đường may cơ bản như đường vắt sổ; đường may can; đường may viền; đường may cuốn; đường may mí; đường may lộn; đường may diễu; đường may tra; thùa khuyết; đính cúc đúng yêu cầu kỹ thuật.
- May các chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may ly chiết; may nẹp; may túi; may thép tay; may măng séc; may cổ; may cửa khoá quần; may cạp quần đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật.
- May lắp ráp các cụm chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may vai; tra cổ; tra tay; may sườn; tra măng séc; tra cạp quần; may giàng quần; may đũng; thùa khuyết đính cúc đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật.
- Có khả năng làm việc độc lập trên các công đoạn lắp ráp sản phẩm sơ mi quần âu.
- Thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
3. Thái độ:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc.
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc
4. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo sơ cấp nghề May công nghiệp, học sinh có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền may của các Doanh nghiệp hoặc làm việc độc lập tại cơ sở do cá nhân tự tổ chức sản xuất.
II. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 12 tuần
- Thời gian học các mô đun, môn học đào tạo nghề: 315 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 43 giờ; Thời gian học thực hành: 272 giờ
III. Danh mục các môn học, môn học đào tạo, thời gian và phân bổ thời gian:
Mã MH, MĐ
|
Tên môn học, môn học |
Thời gian đào tạo (giờ) |
Tổng số |
Trong đó |
LT |
TH |
KT |
MH01 |
Những vấn đề cơ bản về may công nghiệp |
32 |
15 |
15 |
02 |
MĐ02 |
Vận hành thiết bị may |
25 |
04 |
17 |
04 |
MĐ03 |
May các đường may máy cơ bản |
60 |
04 |
52 |
04 |
MĐ04 |
May áo sơ mi |
111 |
12 |
93 |
06 |
MĐ05 |
May quần âu |
87 |
08 |
73 |
06 |
Tổng cộng |
315 |
43 |
250 |
22 |
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành
IV. Hướng dẫn thực hiện chương trình
1. Kiểm tra, đánh giá
1.1. Kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề:
Thực hiện theo Quy chế kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của Trung tâm Dạy nghề thanh niên Quảng Nam.
Tất cả các môn học đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.
- Hình thức: Tự luận, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành
- Thời gian kiểm tra: + Lý thuyết: Không quá 90 phút
+ Thực hành: Không quá 5 giờ
2. Phân bổ thời gian và nội dung phần thực hành nghề tại cơ sở
- Thực hành nghề May công nghiệp tại cơ sở nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng đã được học tập vào môi trường nghề nghiệp thực tế.
- Có thể phân bổ nội dung thực hành nghề song song với việc dạy lý thuyết nghề của từng bài trong chương trình môn học, hoặc có thể thực hành sau khi học xong phần lý thuyết nghề.
V. Phương pháp và nội dung đánh giá:
- Kiểm tra định kì: bài kiểm tra viết, thời gian từ 30 đến 45 phút
- Kiểm tra kết thúc mô đun/môn học: Kiểm tra kiến thức kết hợp kỹ năng nghề thời gian không quá 5 giờ
- Thang điểm 10
VI. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Phương pháp giảng dạy:
+ Thuyết trình, giảng giải.
+ Nêu vấn đề, thảo luận nhóm để người học tự rút ra kết luận.
+ Trong quá trình giảng dạy, giao bài tập nhóm, thảo luận... giáo viên cần lưu ý riêng cho từng đối tượng, từng học viên.
- Đối với giáo viên:
+ Có chương trình môn học.
+ Có bài giảng chi tiết.
+ Chuẩn bị tốt các tài liệu minh hoạ và áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để phát huy tính chủ động, tích cực cho người học.