Giới thiệu về TTDN Thanh niên Quảng Nam

Trung tâm Dạy nghề thanh niên tỉnh Quảng Nam, trực thuộc Tỉnh đoàn Quảng Nam (dưới đây gọi tắt là Trung tâm) được thành lập theo Quyết định số: 1613/QĐ-TƯĐTN ngày 23/12/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Trung tâm có các chức năng:
- Đào tạo nghề, tư vấn, định hướng nghề nghiệp - việc làm, giới thiệu việc làm (GTVL) cho thanh niên, cung ứng lao động (CƯLĐ) theo yêu cầu của thị trường lao động (TTLĐ) trong và ngoài nước.
- Dạy nghề cho thanh niên và các đối tượng chính sách xã hội (CSXH) theo qui định tại Nghị định số: 81/1995/NĐ-CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ.
- Tổ chức sản xuất, dịch vụ kết hợp học lý thuyết với thực hành, GQVL tại chỗ theo qui định của pháp luật. Được thu phí dịch vụ việc làm (DVVL) đối với đơn vị, cá nhân sử dụng lao động;
- Phối hợp với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội… (và các tổ chức khác khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép) để nghiên cứu khoa học, phối hợp dạy nghề, GQVL cho thanh niên.
2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao.
a) Tư vấn miễn phí cho lao động trẻ (LĐT) và người sử dụng lao động về các lĩnh vực:
- Chính sách, chế độ, tiêu chuẩn.... về lao động và việc làm của Việt Nam và pháp luật về lao động của các nước mà Trung tâm cung ứng lao động (CƯLĐ).
- Hướng nghiệp, cung cấp cách thức tìm việc làm, giúp LĐT có điều kiện lựa chọn công việc phù hợp với trình độ, khả năng, chuyên môn, sở trường, sở thích và nguyện vọng; giúp LĐT tự tạo việc làm hoặc ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề.
b) Thông tin thị trường lao động (TTLĐ):
- Cung cấp thông tin về TTLĐ cho người lao động, người sử dụng lao động là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; tham mưu, đề xuất, cung cấp những thông tin về việc làm, dạy nghề cho tổ chức Đoàn, Hội khi có nhu cầu.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi có yêu cầu của Bộ LĐ-TB&XH, Trung ương Đoàn, UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Sở LĐ-TB&XH tỉnh về điều tra, phân loại lao động về nghề nghiệp, tuyển và CƯLĐ theo kế hoạch Nhà nước cho các công trình, dự án trọng điểm, tiếp nhận và đào tạo nghề miễn phí cho các đối tượng chính sách xã hội (CSXH).
c) Tổ chức đào tạo nghề và GTVL:
- Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của TTLĐ.
- Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình dạy nghề đối với các ngành nghề được phép đào tạo. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật của các nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
- Kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ dạy nghề thường xuyên theo qui định của Bộ trưởng Bộ Lao động-TB&XH.
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quy định.
d) Tổ chức CƯLĐ:
- Tổ chức tuyển chọn lao động, đào tạo nghề và cung ứng cho người sử dụng lao động là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- Hợp tác, tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng cho các đơn vị được phép đưa lao động đi làm việc, học tập có thời hạn ở nước ngoài.
đ) Nghiên cứu nội dung chương trình thanh niên lập nghiệp, phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi (TTN) của Tỉnh; phối hợp với các Ban chức năng của Tỉnh đoàn tổ chức dạy nghề, GTVL phù hợp; góp phần thực hiện thành công chương trình công tác Đoàn và phong trào TTN của tỉnh.
Tổ chức dạy nghề tại miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới - hải đảo, vùng cát ven biển theo nhu cầu thực tế của thanh niên; góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình “Thanh niên lập nghiệp”; "Tuổi trẻ giữ nước"của Đoàn.
e) Tổ chức quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả CSVC của cơ quan Tỉnh đoàn bàn giao và các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương Đoàn, UBND tỉnh cho Trung tâm.
g) Tổ chức cho CBGVNV và người học nghề được tham quan, học tập kinh nghiệm, thực tập tại các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất; tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của Đoàn, Hội cấp tỉnh và Trung ương tổ chức.
h) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
tailieu2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây