TRỒNG RAU AN TOÀN

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ban hành kèm theo Quyết định số: 992 /QĐ-GĐ  ngày  12/02/2019
của Giám đốc Trung tâm Dạy nghề thanh niên Quảng Nam
 
Tên nghề: TRỒNG RAU AN TOÀN
Trình độ đào tạo: Đào tạo dưới 3 tháng
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn.
Số lượng môn học đào tạo: 03 môn học
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ đào tạo
I. Mục tiêu đào tạo:
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về các nguyên nhân gây ô nhiễm rau hiện nay như: Ô nhiễm nguồn nước, kim loại nặng…
+ Trình bày được các quy trình về trồng các nhóm rau như: Kỹ thuật làm đất, bón phân, quản lý dịch hại và chăm sóc cây rau.
+ Lựa chọn được các loại giống cây rau, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Xác định được các loại sâu hại chính từ đó đưa ra các biện pháp phòng trừ phù hợp cho rau.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện thành thạo các thao tác sản xuất rau, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm cây rau đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.
- Thái độ:
+ Nghiêm túc, sáng tạo, chịu khó học hỏi.
+ Đảm bảo an toàn, tổ chức nơi làm việc linh hoạt.
2. Cơ hội việc làm
Người có chứng chỉ nghề Trồng rau an toàn có thể làm việc tại các trang trại, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trồng rau an toàn.
II. Thời gian của khóa học:
- Thời gian khóa học: 01 tháng
- Tổng thời gian học tập: 04 tuần
- Thời gian học tập: 120 giờ.
+ Thời gian học lý thuyết: 22 giờ.
+ Thời gian học thực hành: 94 giờ.
+ Kiểm tra kết thúc khóa học: 04 giờ
III.  Danh mục đào tạo, thời gian và phân bổ thời gian học tập:
 
Mã MH Tên môn học Thời gian (giờ)
 
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết  
Thc hành
 
Kiểm tra
  Kiểm tra đầu khóa học 01     01
MH01 Chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau 36 09 26 01
MH02 Trồng rau nhóm ăn lá 45 09 35 01
MH03 Trồng rau nhóm ăn củ, quả 38 04 33 01
Cộng 120 22 94 04
IV. Hướng dẫn sử dụng chương trình:
- Các bài trong các môn học có thể tổ chức dạy độc lập hoặc xen kẻ nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung cần thiết phải thực hiện. Phần lý thuyết giảng dạy tại hội trường, phần thực hành giảng dạy tại vườn trồng rau, vườn thực hành có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện các bài thực hành trong chương trình; sử dụng phương pháp dạy tích hợp để dạy.
- Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Lý thuyết: Quy trình kỹ thuật trồng nhóm ăn lá và nhóm ăn củ, quả.
- Thực hành: Làm đất, Bón phân, tưới nước, trồng dặm, làm cỏ, điều tra sâu, bệnh hại
V. Điều kiện thực hiện chương trình
1. Tài liệu giảng dạy: Trồng rau an toàn
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh
3. Điều kiện về cơ sở vật chất: Phòng học, vườn trồng rau
4. Điều kiện khác: Cuốc, xẻng, hạt giống nhóm rau ăn lá:  và nhóm ăn củ, quả, thăm các mô hình trồng rau trong nhà lưới, ngoài đồng ruộng, nhà kính…
V. Phương pháp và nội dung đánh giá
- Kiểm tra kết thúc môn học:
+ Phần lý thuyết: Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm nhằm tổng hợp các kiến thức của môn học;
+ Phần thực hành: Các thao tác trong từng bước của việc thực hiện qui trình.
-  Nội dung đánh giá
+ Lý thuyết: Quy trình và cách thức thực hiện trồng và chăm sóc rau bắp cải, cảnh canh, cải chíp, mồng tơi.
- Thực hành: Nhận biết các đối tượng gây hại trên cây bắp cải, cải canh, cải chíp, mồng tơi
 
 
GIÁM ĐỐC
 
tailieu2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây