Chương trình đào tạo Nghề tin học văn phòng

Thứ tư - 20/03/2019 22:42
Mục tiêu: - Hiểu và làm được các thao tác cơ bản để soạn thảo văn bản trong Word và các thao tác tính toán trên bảng tính Excel., Có khả năng thực hiện trình diễn một bảng thuyết trình hoặc các dự án.
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:       /QĐ-DNTN ngày      /      /2016 của
 Giám đốc Trung tâm Dạy nghề thanh niên Quảng Nam
 
Tên nghề: TIN HỌC VĂN PHÒNG
Trình độ đào tạo: Sơ cấp
Đối tượng tuyển sinh: Có đủ sức khoẻ để học nghề, tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên;
Số lượng mô đun/môn học đào tạo: 03
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp
loading...
 
   I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức:
- Tiếp thu những kiến thức cơ bản về tin học
- Thực hiện được cách cài đặt chương trình Windows.
- Thực hiện được các thao tác bắt đầu và kết thúc một buổi làm việc trong HĐH Windows.
- Hiểu và làm được các thao tác cơ bản để soạn thảo văn bản trong Word và các thao tác tính toán trên bảng tính Excel.
- Có khả năng thực hiện trình diễn một bảng thuyết trình hoặc các dự án.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng soạn thảo văn bản trong Word và khi thực hiện thao tác tính toán trên bảng tính Excel.
- Có khả năng khai thác các chương trình ứng dụng chạy trên môi trường Windows.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo quản thiết bị học tập.
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
- Có tinh thần học tập nghiêm túc, tích cực.
  II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu
Thời gian đào tạo            : 03 tháng.
          Thời gian học tập           : 12 tuần.
Thời gian thực học          : 300 giờ.
Lý thuyết              : 62  giờ.
Thực hành : 222 giờ .
Thời gian ôn kiểm, kiểm tra kết thúc khóa học: 20 giờ (trong đó thời gian kiểm tra kết thúc khóa học 05 giờ).  
  III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
 
MMH,
Tên môn học, Môđun Thời gian đào tạo:(giờ)
TS L.Thuyết T.hành K.tra
MH1 Làm quen với máy vi tính 20 05 14 01
MH2 Microsoft Word 150 30 115 05
MH3 Microsoft Excel 110 20 85 05
  Ôn tập, kiểm tra kết thúc khóa học 20 07 08 05
  Tổng cộng 300 62 222 16
 
  • Để giúp cho học viên nắm vững những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến từng người học. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học
  • Kết thúc mỗi mô đun môn học người học được cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra kết thúc mô đun.

CHƯƠNG TRÌNH  MÔN HỌC/MÔĐUN
LAM QUEN VỚI MÁY VI TÍNH
 
Mã môn học: MH01
Thời gian môn học:  20h  (Lý thuyết: 5 h, Thực hành: 13 h, kiểm tra 2 h)
I. MỤC TIÊU MÔN HỌC
    Học xong môn học này người học có khả năng:
          - Làm quen và biết được các bộ phận trong máy vi tính
          - Sử dụng thành thạo các thao tác cơ bản về chuột và bàn phím
          - Thực hiện các thoa tác về ổ đĩa, thư mục và các chức năng liên quan đến Desktop.
          - Xữ lý các sự cố thông thường
II. NỘI DUNG MÔN HỌC
   1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong môn học/môđun Thời gian
Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
1 Mở đầu 1 1 0 0
2 Chuột và bàn phím 5 1 4 0
3 Thư mục và ổ đĩa 5 1 3 1
4 Desktop 5 1 3 1
5 Xữ lý sự cố 4 1 3 0
  Tổng cộng 20 5 13 2
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.
   2. Nội dung chi tiết:
Chương1:  Làm quen với chuột và bàn phím
 Mục tiêu:
          Tìm hiểu về cấu trúc của các bàn phím cơ bản hiện nay, làm quen với các loại chuột máy tính và các thao tác liên quan tới chuột
Chương 2: Thư mục và ổ đĩa
 Mục tiêu:
Tìm hiểu về ổ đĩa cứng và các thư mục con trong ổ đĩa, các thao tác về tạo, sữa, xóa, copy, di chuyển thư mục.
Chương 3: Desktop
 Mục tiêu:
Tìm hiểu về giao diện Desktop, thanh thực đơn Start, và thanh tác vụ.
             Chương 4: Xữ lý sự cố
 Mục tiêu:
Xữ lý các sự cố cơ bản trong Windows.
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔN HỌC
1) Vật liệu:
  • Vài bộ phận của máy tính như chuột, bàn phím,...
2) Nguồn lực khác:
  • Máy chiếu Overhead Projector.
  • Máy chiếu băng hình.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Về kiến thức:
          Bằng bài kiểm tra trắc nghiệm  hoặc tự luận, người học cần đạt được các yêu cầu sau:
          - Thành thạo các thao tác máy tính
          - Chỉnh sữa các thao tác liên quan tới thư mục.
          - Thực hiện các chức năng lện trên Desktop
          - Xữ lý các sự cố thông thường.
2. Về kỹ năng:
Bằng sự quan sát cơ bản kiểm tra đạt được các yêu cầu sau:
- Thành thạo trong thao tác
- Thực hiện nhanh nhẹn, không run tay khi bấm chuộtm, bàn phím.
3.Về thái độ:
          Đánh giá trong quá trình học tập đạt các yêu cầu sau:
  • Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Ham học hỏi và tìm tòi thêm những cái mới.
 
 
 
 
 
 
 

CHƯƠNG TRÌNH  MÔ-ĐUN/MÔN HỌC : MICROSOFT WORD
 
Mã số mô đun: MĐ2
Thời gian mô đun:  150 h;       (Lý thuyết: 30 h, Thực hành: 115 h, kiểm tra 5 h)
I. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
          Học xong mô-đun này người học có khả năng:
- Sử dụng thành thạo Microsoft Word.
- Canh chỉnh văn bản đúng với quy cách quy định.
- Chỉnh sữa văn bản hợp lý theo từng yêu cầu cụ thể.
II. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong
môn học/mô đun
Thời gian
Tổng số
thuyết
Thực hành Kiểm
 tra
1 Làm quen với Word 10 2 8  
2 Các thao tác về tập tin 20 5 15  
3 Chỉnh sữa đoạn văn bản 30 6 24  
4 Bảng biểu 30 4 26  
5 Các thao tác nâng cao 40 8 32  
6 In ấn văn bản 20 5 15  
  Cộng 150 30 115 5
 
2 Nội dung chi tiết
Bài 1: Làm quen với Microsoft Word (10 h)                                                 
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Mở đóng file văn bản
- Biết được công dụng của các thanh chức năng trong word.
- Biết các phím thông dụng trong Word và con trỏ
- Phương pháp đánh tiếng việt có dấu.
                                         
Bài 2: Các thao tác về tập tin                                        
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
  • Tạo mới được các file văn bản
  • Lưu các fiel văn bản sau khi đã soạn thảo xong
  • Mở các file văn bản đã tồn tại trong ổ đĩa
Bài 3: Chỉnh sữa đoạn văn bản (30h)
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
          - Chỉnh sữa các thao tác liên quan tới font chữ như màu chữ, cở chữ, kiểu chữ,...
          - Canh lề văn bản, trái, phải, giữa, hai bên.
Bài 4: Bảng biểu (30 h)
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
  • Kẻ bảng thành thạo
  • Thêm, xóa cột, dòng, ô
  • Trộn ô
  • Tách ô
  • Thay đổi đường viền, màu sắc cho bảng
Bài 5: Các thao tác nâng cao (40 h)
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
  • Vẽ các hình thông dụng như hình vuông hình tròn và các hình khác
  • Tạo chữ nghệ thuật cho văn bản
  • Chia cột, tạo chữ Drop Caps, đặt Tabs,...
  • Chèn hình vào văn bản
Bài 6: In ấn văn bản (20 h)
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
          - Chỉnh sữa lề văn bản
          - Chỉnh sữa trang giấy ngang, giấy dọc
          - In văn bản
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔĐUN
1) Dụng cụ và trang thiết bị:
  • Máy chiếu projector.
2) Học liệu
  • Giáo trình
  • Tài liệu hướng dẫn người học.
  • Tài liệu tham khảo
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Về kiến thức:
          Bằng bài kiểm tra trắc nghiệm  hoặc tự luận, người học cần đạt được các yêu cầu sau:
          - Chỉnh sữa văn ban
          - Chỉnh sữa các thao tác liên quan tới font chữ.
          - Kẽ bảng thành thạo
          - Vẽ các hình Drawing
          - Chia cột, tạo chữ lớn, đặt Tabs
2. Về kỹ năng:
Bằng sự quan sát cơ bản kiểm tra đạt được các yêu cầu sau:
- Thành thạo trong thao tác
- Thực hiện nhanh nhẹn, không run tay khi bấm chuột, bàn phím.
3.Về thái độ:
          Đánh giá trong quá trình học tập đạt các yêu cầu sau:
  • Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Ham học hỏi và tìm tòi thêm những cái mới.
V. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
          - Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề,
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Dùng máy chiếu PROJTOER hoặc tranh treo tường giới thiệu từng thao tác cụ thể trên máy tính cho học sinh quan sát.
- Đặt vấn đề nêu câu hỏi, gợi ý để học sinh tham gia xây.
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm để có thể giúp đỡ lẫn nhau
- Giáo viên thường xuyên uốn nắn các thao tác để giúp học sinh hoàn thiện hơn trong xữ lý văn bản
 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
                   - Làm quen với Word
                   - Các thao tác về tập tin
                   - Chỉnh sữa đoạn văn bản
                   - Bảng biểu
                   - Các thao tác nâng cao
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: MICROSOFT EXCEL
Thời gian: 110 h  (Lý thuyết 20 h,Thực hành 85 h, Kiểm tra 5 h)
 
I. VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT MÔN HỌC
  Là môn học chính trong chương trình đào tạo nghề Tin học văn phòng trình độ sơ cấp nghề .
II. MỤC TIÊU
  Sau khi học xong môn học này, học sinh có khả năng:
Có kiến thức về bảng tính điện tử tự động
Có thể thực hiện thành thạo các kỹ năng cơ bản về tính toán.
Thực hiện được các công việc để tính bảng lương, điểm trung bình.
Có tính cẩn thận, chính xác.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong
môn học/mô đun
Thời gian
Tổng số
thuyết
Thực hành Kiểm
 tra
1 Làm quen với Excel 10 2 8  
2 Các thao tác về tập tin 20 3 17  
3 Chỉnh sữa văn bản trong bảng tính 20 5 15  
4 Các hàm thông dụng 30 4 26  
5 Các hàm nâng cao 20 4 16  
6 In ấn bảng tính 10 2 8  
  Cộng 110 20 85 5
 
2 Nội dung chi tiết
Bài 1: Làm quen với Microsoft Excel (10 h)                                                
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Mở đóng chương trình bảng tính excel
- Biết được công dụng của các thanh chức năng trong Excel.
- Biết các phím thông dụng trong Excel.
                                         
Bài 2: Các thao tác về tập tin ()                                         
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
  • Tạo mới được các file bảng tính
  • Lưu các file bảng tính sau khi đã thực hiện xong
  • Mở các file bảng tính đã tồn tại trong ổ đĩa
Bài 3: Chỉnh sữa văn bản trong bảng tính (30h)
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
          - Chỉnh sữa các thao tác liên quan tới font chữ như màu chữ, cở chữ, kiểu chữ,...
          - Canh lề văn bản, trái, phải, giữa, hai bên.
          - Làm khung viền cho các hàng và cột trong bảng tính
Bài 4: Các hàm thông dụng (30 h)
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
  • Khái niệm về hàm
  • Khái niệm về địa chỉ ô, vùng, địa chỉ tương đối, tuyệt đối
  • Các hàm cơ bản: Sum, Left, right, Average, Round, Rank, Max, Min, If, Count, các hàm ngày tháng,…
Bài 5: Các hàm nâng cao (20h)
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
  • Sử dụng các hàm nâng cao để tính toán trong bảng tính
  • Hàm dò tìm, tham chiếu dòng cột
 
Bài 6: In ấn bảng tính (20 h)
Mục tiêu của bài:
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
          - Chỉnh sữa lề trang giấy
          - Chỉnh sữa trang giấy ngang, giấy dọc
          - In văn bản
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔĐUN
1) Dụng cụ và trang thiết bị:
  • Máy chiếu projector.
2) Học liệu
  • Giáo trình
  • Tài liệu hướng dẫn người học.
  • Tài liệu tham khảo
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Về kiến thức:
          Bằng bài kiểm tra trắc nghiệm  hoặc tự luận, người học cần đạt được các yêu cầu sau:
          - Viết thành thạo các hàm và cấu trúc hàm
          - Chỉnh sữa các thao tác liên quan tới font chữ.
          - Chỉnh sữa khung viền
          - Tính toán được bảng lương, bảng điểm,..
2. Về kỹ năng:
Bằng sự quan sát cơ bản kiểm tra đạt được các yêu cầu sau:
- Thành thạo trong thao tác
- Thực hiện nhanh nhẹn, không run tay khi bấm chuột, bàn phím.
3.Về thái độ:
          Đánh giá trong quá trình học tập đạt các yêu cầu sau:
  • Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Ham học hỏi và tìm tòi thêm những cái mới.
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
          - Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề,
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Dùng máy chiếu PROJTOER hoặc tranh treo tường giới thiệu từng thao tác cụ thể trên máy tính cho học sinh quan sát.
- Đặt vấn đề nêu câu hỏi, gợi ý để học sinh tham gia xây.
- Tổ chức cho học sinh thực hành theo nhóm để có thể giúp đỡ lẫn nhau
- Giáo viên thường xuyên uốn nắn các thao tác để giúp học sinh hoàn thiện hơn trong xữ lý văn bản
 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
                   - Khái niệm hàm
                   - Viết đúng cấu trúc hàm
                   - Xác định vùng ô, địa chỉ.
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình Tin học văn phòng  Nguyễn Thanh Hải Nhà xuất bản: Nxb Văn hóa Thông tin
- Slide giáo trình Tin học văn phòng trình độ A Tác giả: Ngô Lê Mạnh Hiếu (trường Đại học Kinh Tế – Luật, Trung tâm ngoại ngữ – tin học và đào tạo ngắn hạn)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Điều hành - Liên kết
logobantin copy
 
spkn
bnvieclam
tailieu2
Văn bản mới

25 / QĐ-UBND

Quyết định số 25 / QĐ-UBND

Lượt xem:3751 | lượt tải:1232

51/2018/NQ-HĐND

Nghị quyết số 51/2018/NQ-HĐND

Lượt xem:4038 | lượt tải:1303
Tài liệu xem nhiều
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây