Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 22, toàn tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho hơn 373 nghìn LĐ để cung ứng cho DN; người LĐ có hơn 29 nghìn sáng kiến, giải pháp kỹ thuật giúp DN cải tiến sản phẩm, nâng cao năng suất LĐ; DN trả lương cho người LĐ cao hơn 20 - 50% so với mức lương tối thiểu vùng; DN quan tâm tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho LĐ... Các cơ quan chức năng của tỉnh đã giải quyết 53 vụ lãn công, ngưng việc tập thể, giải quyết hài hòa lợi ích của DN và người LĐ; giúp đỡ người LĐ gặp khó khăn về nhà ở với kinh phí 13,3 tỷ đồng từ quỹ “Mái ấm công đoàn”. Việc thành lập tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể trong DN khu vực ngoài nhà nước đạt thấp, đến nay chỉ có 2 tổ chức đảng, 57 tổ chức công đoàn, 3 tổ chức đoàn thanh niên và 2 tổ chức hội liên hiệp thanh niên.
Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường kiến nghị các bộ, ngành Trung ương cần luật hóa việc thành lập tổ chức đảng, đoàn thể trong DN khu vực ngoài nhà nước làm cơ sở pháp lý để địa phương triển khai và chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể; cần tăng cường điều động cán bộ công đoàn ở địa phương có các khu công nghiệp lớn; hỗ trợ cơ chế, chính sách thu hút xây dựng các thiết chế văn hóa, nhà ở cho người LĐ; cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật để tổ chức công đoàn thuận lợi trong việc khởi kiện đơn vị nợ đọng, sớm có quy định về cơ chế giải quyết tình hình nợ đọng BHXH ở DN phá sản, bỏ trốn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người LĐ.
Đoàn giám sát ghi nhận những kiến nghị của tỉnh, và sẽ có tổng hợp báo cáo Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban cán sự đảng Bộ LĐ-TB&XH.
Tác giả bài viết: Diễm Lệ
Nguồn tin: Báo Quảng Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn